Đào Duy An, Bác sĩ gia đình, Thạc sĩ nội khoa.
Đào Duy An Duy, Bác sĩ nội trú chấn thương chỉnh hỉnh, Thạc sĩ ngoại khoa.
Trần Thị Tuyến, Dược sĩ.
Bác sĩ, khi khám chữa bệnh hoặc dược sĩ, khi bán thuốc, thường nghe người bệnh hoặc khách hỏi: “Bác ơi, có chữa khỏi không?”
Thế, trả lời sao cho bệnh nhân hoặc khách tuân thủ y lệnh-vấn đề quyết định trong hành nghề y dược?
Bệnh hoặc chứng (gọi chung là bệnh) chữa khỏi là không bị lại trong vòng một thời gian.
Từ tiếng Anh tương đương với “chữa khỏi” là “cure”.
Phần lớn bệnh chỉ kiểm soát. Bệnh chỉ chữa để kiểm soát chứ khó mà dứt thuốc, khó mà rời bác sĩ thì rất nhiều. Ngày trước từ tiếng Anh tương đương với “kiểm soát” là “treatment”, ngày nay từ “control” phù hợp hơn.
Bệnh hoặc chứng, chia ra cơ bản là cấp tính và mạn tính do nguyên nhân bên trong (gọi đơn giản là nội khoa hoặc nội thương, ngoại khoa, ngoại thương) và bên ngoài (tác động của môi trường, gọi là ngoại khoa, ngoại thương).
Bệnh nội hoặc ngoại khoa, cấp tính thì chữa khỏi. Bệnh nội khoa ví dụ viêm phổi thì chữa khỏi. Bệnh ngoại khoa ví dụ gãy xương chân, tay thì chữa khỏi.
Bệnh mạn tính thì có do lây nhiễm như AIDS, viêm gan B mạn hoặc không lây nhiễm như đái tháo đường, suy tim.
Bệnh ngoại khoa mạn tính như bệnh tạo xương bất toàn thì cứ gãy hoài, phải can thiệp suốt hoặc tật hẹp xương sọ thì phải mổ để cơi nới sọ suốt.
Vậy, khi bị bệnh thì hãy hỏi bác sĩ thật kĩ và hãy nghe lời bác sĩ để khỏi hoặc kiểm soát sức khoẻ lợi chi (cost-effective), chớ rơi vào tâm lí muôn đời của Việt tộc “khi bất cập, lúc thái quá”.